Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Sản phẩm nội thất Gỗ óc chó (Gỗ walnut)


Gỗ óc chó (Gỗ Walnut) là chủng loại gỗ có truyền thống lâu đời và được ưa chuộng nhất trong ngành đồ gỗ trên thế giới. 



Gỗ óc chó (Gỗ walnut) có màu nâu đậm với cấu trúc vân đẹp và độ cứng hoàn hảo để cho ra những sản phẩm tuyệt vời nhất. Tuy nhiên trữ lượng sẵn có đối với Gỗ óc chó (Gỗ Walnut) không dồi dào và giá thành cao.

 

Sàn gỗ Gỗ óc chó đẹp 

Gỗ óc chó (Gỗ walnut) là sản phẩm cao cấp và đặc biệt phù hợp với phong cách Nội Thất sang trọng. Chúng ta có thể thấy dễ dàng trong các sản phẩm Xe hơi siêu sang trọng các không gian Khách sạn tiêu chuẩn 5 sao và các không gian sang trọng khác….. 


 Nội thất siêu xe Bentley Gỗ óc chó (Gỗ walnut)



Nội thất phòng ngủ Gỗ óc chó sang trọng



 

Tình hình Gỗ nguyên liệu nhập khẩu năm 2013



Trong quý I đầu năm nay, Việt Nam vẫn nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ 2 thị trường lớn là Mỹ và Trung Quốc nhiều nhất. Trong đó, nhập khẩu từ Mỹ đạt 43,7 triệu USD, tăng nhẹ 1,48% so với cùng kỳ năm 2012 (chiếm tỷ trọng 13,9% trong tổng kim ngạch); nhập khẩu từ Trung Quốc đạt trên 35 triệu USD, giảm 11,34% so với cùng kỳ năm 2012 (chiếm tỷ trọng 11,2% trong tổng kim ngạch).

Nhu cầu gỗ và sản phẩm gỗ của thị trường Mỹ dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới do thị trường nhà đất Mỹ đang trong giai đoạn phục hồi. Đây sẽ là yếu tố hỗ trợ và đẩy giá gỗ nguyên liệu tăng trong năm nay.

Mỹ là một trong những thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu lớn nhất của Việt Nam. Theo các doanh nghiệp ngành gỗ, do yêu cầu về truy xuất nguồn gốc và tính hợp pháp về gỗ của Mỹ nghiêm ngặt với đạo luật Lacey nên họ ưu tiên dùng gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ Mỹ để tránh gặp rắc rối. Bên cạnh đó, sản lượng lớn và chủng loại đa dạng cũng khiến cho Mỹ trở thành nhà cung cấp gỗ chủ yếu cho ngành chế biến gỗ Việt Nam.

 
Gỗ nguyên liệu nhập khẩu


Ngoài 2 thị trường trên, Việt Nam còn nhập khẩu nhiều gỗ từ 2 thị trường khác là Malaysia và Mianma, với kim ngạch đạt lần lượt là trên 20 triệu USD và 14,7 triệu USD. Như vậy, trong 3 tháng qua, nhập khẩu từ Malaysia đã giảm trên 17% do nguồn cung gỗ tại nước này đang dần cạn kiệt trong khi đó nhập khẩu từ Mianma lại tăng khá mạnh là 91% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, bắt đầu từ 1/4/2014, Bộ bảo tồn tài nguyên môi trường và lâm nghiệp Mianma sẽ ngừng xuất khẩu gỗ để đảm bảo sử dụng bền vững nguồn tài nguyên rừng, nguồn tài nguyên chính của đất nước.

Như vậy, trong khi nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu trên thế giới đang ngày càng bị thu hẹp thì mới đây, Bộ NN&PTNT cũng đã có quyết định là từ năm 2014 sẽ cấm khai thác rừng tự nhiên một thời gian, tập trung khai thác rừng trồng, ưu tiên khuyến khích và tiến tới chỉ nhập khẩu gỗ có xuất xứ, đặc biệt tập trung vào những nước có chứng chỉ rừng như Mỹ và Canada. Với nhu cầu nguyên liệu chế biến sản phẩm gỗ phục vụ tiêu dùng ngày càng tăng trong khi nguồn cung hạn hẹp, dự báo giá gỗ nguyên liệu sẽ có xu hướng tăng cao trong thời gian tới.

theo tin thương mại 

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Mỹ áp thuế sơ bộ gỗ dán của Trung Quốc


Ngày 27/2, Bộ Thương mại Mỹ thông báo quyết định áp thuế sơ bộ lên tới 27% đối với sản phẩm gỗ dán  gỗ nhập khẩu từ Trung Quốc, mặt hàng mang lại hàng trăm triệu USD doanh thu mỗi năm cho các công ty sản xuất và xuất khẩu Trung Quốc.

Từ năm 2012, các nhà sản xuất gỗ dán Mỹ ở Bắc Carolina, New York và Oregon đã yêu cầu được bảo vệ trước tình trạng sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Trung Quốc gia tăng trên thị trường Mỹ.

Hiệp hội buôn bán gỗ cứng và gỗ dán Mỹ cáo buộc các nhà sản xuất và xuất khẩu gỗ dán Trung Quốc nhận trợ giá của chính phủ và bán sản phẩm ra thị trường Mỹ với giá thấp hơn từ 298% đến 322% so với giá thị trường.
 
Gỗ cứng xẻ sấy nhập khẩu

Theo Bộ Thương mại Mỹ, mức thuế sơ bộ nói trên chỉ liên quan đến phần trợ giá. Bộ này sẽ thông báo áp thuế chống bán phá giá sơ bộ vào cuối tháng 4 tới. Quyết định cuối cùng về cả hai loại thuế trên dự định sẽ được công bố vào tháng Bảy.

Trong năm 2011, Mỹ nhập khẩu khoảng 617 triệu USD sản phẩm gỗ cứng và gỗ dán trang trí của Trung Quốc. Những sản phẩm này thường được sử dụng làm tủ, ốp sàn.../.

Theo vietnamplus.vn

2013 Mỹ sẽ là thị trường chủ lực xuất khẩu đồ gỗ

Năm 2013, thị trường xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh hơn năm 2012, tuy nhiên các doanh nghiệp cũng đối mặt với những thách thức nghiêm ngặt.
 
Ngày 1.3, ông Huỳnh Văn Hạnh - phó chủ tịch hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (Hawa) cho biết, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2012 vẫn đạt tới 4,67 tỉ đô la Mỹ, tăng gần 18% so với năm trước, trong đó thị trường Mỹ tăng trưởng đến 24,4%, Trung Quốc 14,3%, Nhật Bản 12,5%.

Ông Hạnh đánh giá thị trường Mỹ sẽ là thị trường xuất khẩu chủ lực của đồ gỗ Việt Nam trong năm nay, trong khi thị trường truyền thống là EU sẽ suy giảm, thậm chí có thể tăng trưởng âm. Nguyên nhân do kể từ tháng 3.2013, EU áp dụng “quy định về trách nhiệm giải trình” đối với đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường này. Theo đó, các doanh nghiệp phải chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ. Bất kỳ lô hàng gỗ/sản phẩm gỗ nào mà doanh nghiệp nhập khẩu mua phải được sản xuất theo quy định hiện hành của luật pháp tại quốc gia khai thác gỗ và theo quy chế của EU về gỗ.

Quy chế của EU về gỗ là một văn bản pháp lý của EU trong đó áp dụng quy định cấm nhập khẩu gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp vào thị trường này. Quy chế của EU về gỗ đặt ra các thủ tục bắt buộc đối với các doanh nghiệp kinh doanh gỗ ở EU nhằm giảm thiểu nguy cơ buôn bán gỗ bất hợp pháp. Quy chế này áp dụng cho cả gỗ nhập khẩu và gỗ sản xuất trong nước thuộc liên minh. Do đó, theo ông Hạnh, các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam bắt buộc phải chấp hành quy định này và cách tốt nhất là đàm phán kỹ với các nhà nhập khẩu sản phẩm, cung cấp cho họ đầy đủ lý lịch sản phẩm, vì khi đó trách nhiệm giải trình sẽ thuộc về các nhà nhập khẩu.

Theo hiệp hội Ngành công nghiệp đồ gỗ ASEAN, hiện nay Việt Nam đang là nước dẫn đầu về xuất khẩu đồ gỗ ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phần lớn tập trung sản xuất theo các đơn đặt hàng từ nước ngoài, phần lớn các khâu từ thiết kế sản phẩm đến phân phối đều phụ thuộc khách hàng. Điều này khiến sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp giảm sút. Việc xây dựng hệ thống tiếp thị và phân phối phối sản phẩm đòi hỏi đầu tư rất nhiều chi phí và nhân lực, nhưng trong tình hình tài chính hiện nay hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều không đủ sức.

2013 Mỹ sẽ là thị trường chủ lực xuất khẩu đồ gỗ


Cũng trong ngày 1.3, Hawa công bố hội chợ quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam lần thứ 6 - Vifa 2013 sẽ diễn ra từ ngày 11 đến 14.3 tại trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn, 799 Nguyễn Văn Linh, Q.7, TP.HCM. Theo ban tổ chức, đến đầu tháng 3.2013, hội chợ đã có 126 doanh nghiệp đăng ký tham gia với 603 gian hàng, tương đương với năm 2012. Trong đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam và 11 quốc gia, vùng lãnh thổ như Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Hong Kong, Pháp, Canada… chiếm tỷ lệ 15%. Đến nay, hội chợ đã nhận được đăng ký tham quan qua website của trên 900 khách từ 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, phòng Thương mại Ý cho biết sẽ tổ chức một đoàn doanh nghiệp Ý đến tham quan VIFA 2013 để có kế hoạch tham gia triển lãm sản phẩm tại VIFA 2014.

Trong khuôn khổ VIFA 2013, sẽ có các cuộc hội thảo chuyên ngành như hội thảo "Các tiêu chuẩn an toàn hàng hóa vào Mỹ và yêu cầu chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm FSC - CoC đối với thị trường châu Âu" do Uỷ ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC), công ty TNHH TUV SUD PSB Việt Nam và Hawa phối hợp tổ chức; hội thảo “giới thiệu Trung tâm đào tạo HAFELE và dự án đào tạo di động” do công ty Hafele, chương trình Hỗ trợ lâm nghiệp Việt - Đức (GIZ) và Hawa phối hợp thực hiện.

theo xaluan.

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Cách nhận định đồ gỗ



Hầu như mọi loại gỗ đều có thể sử dụng để sản xuất đồ nội thất, nhưng chỉ một vài loại được ưa chuộng vì có vẻ đẹp, sự bền vững, và khả năng gia công. Trước năm 1900, đa số đồ nội thất được làm từ những loại gỗ sau: gỗ óc chó, gỗ sồi, gụ, gỗ hồng, gỗ cây ăn quả, gỗ dán và ván lạng từ những loại quý hiếm thông dụng. Đồ nội thất của Hoa Kì phụ thuộc vào nguồn gỗ địa phương nên đa số được sản xuất từ gỗ thích, gỗ sồi, gỗ óc chó, gỗ bạch dương, gỗ anh đào và gỗ thông. Khi đó, các loại gỗ ưa chuộng trong ngành nội thất đều rất dồi dào nên loại gỗ xấu hơn hoặc kém chất lượng hơn chỉ được dùng làm thành phần ẩn bên trong sản phẩm. Đó là lý do tất cả đồ gỗ nội thất sản xuất trước năm 1900 đều có giá trị rất cao.




 Cây gỗ óc chó

Khi mà các loại gỗ quý trở nên khan hiếm và đắt đỏ, những nguyên liệu có bề dày truyền thống vô cùng khó kiếm, thì đồ nội thất chủ yếu được chế tạo từ gỗ thường. Hầu hết sản phẩm nội thất ngày nay làm từ gỗ tần bì, gỗ thông, cây bạch đàn, cây dương, linh sam và sử dụng gỗ rẻ tiền làm thành phần ẩn bên trong sản phẩm. Những loại gỗ quý thường được kết hợp với loại gỗ thông dụng hơn và chỉ được dùng để sản xuất mặt hàng nội thất cực kỳ cao cấp.

Rèn luyện khả năng nhận diện loại gỗ gia công sản phẩm nội thất có thể giúp bạn xác định giá trị thực của chúng. Nhận diện gỗ đôi khi trở thành nhân tố quyết định trong khâu lựa chọn nguyên liệu gia công. Khả năng này mở ra cơ hội tận dụng những loại đồ nội thất lỗi thời, ví dụ như ta có thể tái tạo một món hàng nội thất đáng giá từ loại tủ đã cũ nhưng được sản xuất bằng loại gỗ quý hiếm đối với thời đại ngày nay. Trong chuyên mục này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra nguyên liệu thành phần của đồ gỗ nội thất và những chi tiết dễ nhận biết giúp bạn phân biệt các loại gỗ tạo thành sản phẩm.

Đặc điểm
Độ cứng: Cách đơn giản nhất để mô tả một mảnh gỗ là cho biết nó thuộc dạng gỗ mềm hay gỗ cứng nhưng cách diễn tả này có thể gây lầm lẫn bởi vì không phải mọi loại gỗ cứng đều cứng hay mọi loại gỗ mềm đều mềm. Phân loại mềm hay cứng là một lĩnh vực thuộc thực vật học với định nghĩa như sau: Gỗ cứng thuộc dòng cây ra hoa và gỗ mềm thuộc dòng cây lá kim. Mặc dù hầu như các loại cây gỗ cứng đều cứng hơn loại gỗ mềm nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ.

Nhìn chung, họ gỗ cứng có giá trị cao hơn họ gỗ mềm bởi vì chúng hiếm có hơn. Nhưng họ gỗ mềm lại có lợi thế cạnh tranh vì giá thành rẻ. Ngoài ra, biện pháp xác định gỗ thiết thực hơn nữa chính là xem xét màu sắc và thớ gỗ.


 Gỗ sồi xẻ sấy

Màu sắc và thớ gỗ: Cấu trúc tế bào của mỗi loại cây thường khác biệt với nhau và gây ra sự khác biệt giữa các thớ gỗ. Gỗ cứng có tế bào hình ống gọi là mạch ống với những lỗ nhỏ có thể nhìn thấy trên bề mặt gỗ. Nếu những tế bào này lớn thì cấu trúc của gỗ sẽ hơi thô ráp hoặc tơi, do đó cần có chất trám để làm nhẵn bề mặt. Nếu tế bào nhỏ thì cấu trúc của gỗ sẽ nhẵn; những loại gỗ này được mô tả là loại hạt mịn, không cần phải trám. Gỗ sồi, gỗ óc chó, gỗ tần bì, gụ, gỗ hồng, và gỗ tếch đều là những loại gỗ tơi còn gỗ dẻ, gỗ bạch dương, gỗ thích, gỗ anh đào, gỗ satin, gỗ bạch đàn và gỗ cây dương là loại hạt mịn. Gỗ mềm không có tế bào mạch ống nhưng để phục vụ nhu cầu thực tiễn thì người ta không chọn theo độ cứng mà theo tiêu chuẩn hạt mịn.

Mọi loại cây đều có vòng tuổi thường niên tạo nên sự thay đổi của các tế bào theo từng mùa phát triển. Các dạng và quy luật sắp xếp của tế bào sẽ quyết định vẻ ngoài của gỗ. Có những loại gỗ mang thớ dịu và mịn, có những loại gỗ thớ thẳng, thớ vân, thớ xoáy, lượn sóng hoặc xoắn, luợn lăn tăn, thớ có mắt, và có hiệu ứng nhiều màu sắc. Các màu sắc có thể là trắng và vàng nhạt cho đến đỏ, tím và đen. Mỗi loại có màu sắc và thớ gỗ đặc thù và mặc dù mỗi cái cây đều có nét riêng khác biệt thì tất cả những đặc điểm trên đều có thể dùng để nhận diện loại gỗ.

 
Nội thất gỗ tần bì
 
Gỗ sản xuất đồ nội thất có thể được lựa chọn hoặc mang giá trị cao tùy vào màu sắc và thớ gỗ. Gỗ cứng thường có thớ đặc hơn và cấu trúc tốt hơn gỗ mềm có những loại không chỉ có thớ gỗ đặc mà còn có màu sắc và cấu trúc đẹp. Gỗ có cấu trúc đặc biệt thường giá trị hơn những loại gỗ có cấu trúc dịu nhẹ hoặc không đặc biệt, và những loại gỗ có thớ kém hơn thì thường được nhuộm màu để làm đẹp thêm. Đó là lý do tại sao những loại gỗ làm nên đồ nội thất thành phẩm ngày xưa cần được tháo ra để xác định thành phần gỗ một cách chắc chắn.


Nội thất gỗ tuyệt đẹp

Hôm nay chúng ta sẽ đến với những sản phẩm gỗ nội thất, bao gồm bàn, ghế, tủ (kệ), đơn giản nhưng rất thích hợp cho không gian hiện đại. Là tác phẩm của các nhà thiết kế của nước Áo xinh đẹp, những bộ bàn ghế này được làm từ loại gỗ có nguồn gốc từ gỗ rừng trồng, do đó những sản phẩm tạo được sự tự nhiên, mộc mạc và thân thiên với môi trường!


Các mẫu thiết kế thoát khỏi cái nhìn rườm rà, bất tiện của những sản phẩm gỗ thông thường và kết hợp những điểm yếu của nội thất gỗ thành thế mạnh, chính là độ bền cao. Thay thế cho những họa tiết thủ công tinh tế là những thiết kế với kiểu dáng đơn giản nhưng rất thích hợp cho không gian đương đại.


 

Êm ái với ghế băng dài bộc da độc đáo và sang trọng cho nhà bếp



Sáng bóng và hiện đại với lớp mạ chrome kết hợp cùng những tone màu gỗ ấm áp. Sự kết hợp hoàn hảo cho những vật liệu truyền thống!

 

Nội thất nhà bếp với gam màu gỗ óc chó – trắng

 



Bằng cách sử dụng các vật liệu làm bóng bề mặt đang rất thịnh hành hiện nay, các vân gỗ xuất hiện tự nhiên, nổi bật và đẹp hơn!

 



Nội thất bằng gỗ sồi trắng cho phòng khách sang trọng

 
 


Cách bày trí những bức tường tạo sự gắn kết không gian giữa các phòng hoặc tạo thành những kệ sách, giá để những vật dụng trang trí (bình hoa, khung ảnh, tượng…). Đơn giản nhưng rất tinh tế!


 

 

 

 Màu gỗ tự nhiên nổi bật giữa gam màu tối của căn phòng với thiết kế không gian mở


 

 

 Nội thất gỗ Muồng đen (gỗ Panga) cho phòng khách

 
 Tấm ốp tường bằng gỗ ấn tượng cho khu vực “công nghệ số”

Theo Home-Designing

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Giới thiệu Gỗ óc chó



Gỗ óc chó (Gỗ walnut) luôn nổi tiếng vẻ đẹp tự thân của màu gỗ, màu hạt dẻ tối đan xen hệ thống vân gỗ tự nhiên mềm mại và sang trọng. Gỗ óc chó (Gỗ walnut) là một trong những loại gỗ để ốp cho nội thất xe Phantom, mang dáng vẻ cổ điển tạo nên một phong cách rất riêng cho người sử dụng. Gỗ óc chó (Gỗ walnut) được xẻ sấy chất lượng sẽ giúp chó màu sắc và độ bền của gỗ được tăng lên rất nhiều.



Gỗ óc chó (Gỗ walnut) nhập khẩu từ Mỹ, đã qua sấy đạt độ ẩm từ 8-12 độ C

- Kích thước Gỗ óc chó (Gỗ walnut) xẻ sấy
  + Bề dày:
     4/4 = 25.4mm
     5/4 = 31,8mm
     6/4 = 38,1mm
     8/4 = 50,8mm
    12/4 = 76,3mm
+ Chiều rộng: từ 70mm đến 300mm
+ Chiều dài: từ 4 feet = 1,2m đến 16 feet = 4,8m

- Đóng gói Gỗ óc chó xẻ sấy
+ Kiện ngắn: 4 → 6 feet
+ Kiện dài: 10 → 16feet

- Phân loại: 
Loại 1C
Loại 2C
Loại 3C