Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Giới thiệu Gỗ óc chó



Gỗ óc chó (Gỗ walnut) luôn nổi tiếng vẻ đẹp tự thân của màu gỗ, màu hạt dẻ tối đan xen hệ thống vân gỗ tự nhiên mềm mại và sang trọng. Gỗ óc chó (Gỗ walnut) là một trong những loại gỗ để ốp cho nội thất xe Phantom, mang dáng vẻ cổ điển tạo nên một phong cách rất riêng cho người sử dụng. Gỗ óc chó (Gỗ walnut) được xẻ sấy chất lượng sẽ giúp chó màu sắc và độ bền của gỗ được tăng lên rất nhiều.



Gỗ óc chó (Gỗ walnut) nhập khẩu từ Mỹ, đã qua sấy đạt độ ẩm từ 8-12 độ C

- Kích thước Gỗ óc chó (Gỗ walnut) xẻ sấy
  + Bề dày:
     4/4 = 25.4mm
     5/4 = 31,8mm
     6/4 = 38,1mm
     8/4 = 50,8mm
    12/4 = 76,3mm
+ Chiều rộng: từ 70mm đến 300mm
+ Chiều dài: từ 4 feet = 1,2m đến 16 feet = 4,8m

- Đóng gói Gỗ óc chó xẻ sấy
+ Kiện ngắn: 4 → 6 feet
+ Kiện dài: 10 → 16feet

- Phân loại: 
Loại 1C
Loại 2C
Loại 3C

Xuất khẩu gỗ vượt mốc 4 tỷ USD



Trong khi giá trị XK của nhiều nông sản chủ lực bị sụt giảm hoặc chỉ tăng trưởng rất thấp trong năm nay, thì XK gỗ vẫn giữ được đà tăng trưởng tốt và lần đầu tiên vượt mốc 4 tỷ USD khi chưa hết năm.

Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 11 vừa rồi, Xuất Khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của nước ta đạt giá trị trên 425 triệu USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đến hết tháng 11, XK gỗ và sản phẩm gỗ đã đạt giá trị 4,211 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ 2011. Mức tăng trưởng này rất đáng được ghi nhận bởi trong giai đoạn 2005-2011, tăng trưởng bình quân mỗi năm của ngành gỗ là 16%.

Như vậy, lần đầu tiên XK gỗ nước ta đã vượt qua mốc 4 tỷ USD, vượt xa so với kỷ lục cũ của cả năm ngoái là trên 3,9 tỷ USD. Với kim ngạch XK bình quân mỗi tháng trên dưới 400 triệu USD trong mấy tháng qua, thì đến hết năm nay, XK gỗ cả nước hoàn toàn có thể đạt giá trị khoảng 4,6 tỷ USD. Đồng thời, với đà tăng trưởng như trên, Việt Nam tiếp tục củng cố vị trí là nước XK đồ gỗ lớn nhất ở Đông Nam Á.

 Xuất khẩu gỗ vượt mốc 4 tỷ USD


Sản xuất đồ gỗ ở Bình Dương

Theo các chuyên gia ngành gỗ, sự thành công của XK gỗ năm nay, ít nhiều có yếu tố may mắn, nhất là với thị trường Mỹ. Ông Huỳnh Quang Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) cho hay, do Mỹ áp dụng chính sách tài khóa áp thuế chống bán phá giá lên sản phẩm gỗ từ thị trường Trung Quốc, nên những dòng sản phẩm mới và khách hàng mới từ Mỹ đến Việt Nam nhiều hơn.

 So về mặt bằng giá cả, thì đồ gỗ Việt Nam có giá cao hơn sản phẩm cùng loại của Trung Quốc. Nhưng khi nhiều mặt hàng gỗ của Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá thì sản phẩm gỗ của Việt Nam lại trở nên rẻ hơn. Mặt khác, sản phẩm gỗ của Việt Nam được khách hàng Mỹ đánh giá có chất lượng hơn và ít độc hại hơn so với đồ gỗ Trung Quốc. 

Cũng theo ông Thanh, thị trường Nhật Bản đang mở ra cơ hội cho các nhà XK đồ gỗ Việt Nam vì nước này đang đẩy mạnh kiến thiết sau thảm họa thiên tai. Năm ngoái, Nhật Bản NK nhiều các sản phẩm gỗ thanh phục vụ cho xây dựng cơ bản. Năm nay, khi phần xây dựng cơ bản đã xong, Nhật lại tăng nhập các sản phẩm gỗ nội ngoại thất và sẽ tiếp tục NK nhiều trong năm tới. 

Trong khi đó, ngành đồ gỗ Nhật Bản lại đang thu hẹp quy mô do giá nhân công tăng cao. Vì thế, gỗ Việt Nam đang được các nhà NK Nhật Bản quan tâm ngày càng nhiều hơn. Mặt khác, Nhật Bản cũng là một thị trường thân thiện và an toàn đối với các doanh nghiệp gỗ Việt Nam. Vì thế, XK gỗ sang Nhật Bản năm nay tăng trưởng khá tốt. Nếu như cả năm ngoái, XK gỗ sang Nhật Bản đạt gần 600 triệu USD, thì 11 tháng đầu năm nay đã vượt qua con số nói trên với giá trị trên 600 triệu USD.




Trong năm nay, 80% gỗ nguyên liệu vẫn phải NK từ nước ngoài, chủ yếu là từ Lào và Campuchia, nhưng nguồn gỗ ở những nước này đang cạn kiệt. Nguồn gỗ xả từ Malaysia và Indonesia lại đang bị đóng cửa, khiến cho giá gỗ nguyên liệu vào cuối năm tăng lên. Sang năm, giá gỗ nguyên liệu nhiều khả năng còn tăng mạnh, bởi nước sản xuất đồ gỗ lớn nhất thế giới là Trung Quốc sẽ tăng NK gỗ tròn, gỗ xẻ ... để đáp ứng việc tăng mạnh xây dựng nhà cửa.


Bên cạnh 2 thị trường lớn nói trên, XK gỗ sang nhiều thị trường khác cũng có sự tăng trưởng khá ấn tượng. Thị trường Trung Quốc trong năm ngoái đã vươn lên thành thị trường lớn thứ 2 của đồ gỗ Việt Nam. Năm nay, Trung Quốc đang tiếp tục giữ vững vị trí đó khi giá trị XK đồ gỗ sang nước này trong 11 tháng qua đã đạt trên 655 triệu USD, cao hơn gần 30 triệu USD so với cả năm ngoái. 

Trong 10 tháng đầu năm nay, chỉ có 9 thị trường giảm mức tăng trưởng, còn các thị trường khác đều có mức tăng trưởng dương về XK gỗ. Trong đó có những thị trường tuy giá trị NK chưa cao nhưng lại có mức tăng trưởng rất ấn tượng: Hy Lạp tăng 579,04%, Thái Lan tăng 121,66%, Ảrập Xêút tăng 85,58% ...

Tuy nhiên, lợi nhuận của ngành gỗ trong năm nay lại khá thấp, nhất là với các doanh nghiệp nội địa. Ông Huỳnh Quang Thanh cho hay, nguyên nhân trước hết là do lãi suất vay ngân hàng năm nay vẫn quá cao, khiến nhiều doanh nghiệp tuy có nhiều đơn hàng XK nhưng chỉ hòa vốn hoặc lời rất ít. Bên cạnh đó, việc vẫn còn phụ thuộc quá lớn vào nguồn gỗ nguyên liệu NK cũng ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của ngành gỗ, bởi gỗ NK chiếm tới 37% giá thành sản phẩm gỗ.

Trung Quốc tiêu thụ gỗ lậu lớn nhất thế giới





Báo cáo của Tổ chức Điều tra Môi trường (EIA) có trụ sở tại London (Anh) hôm 29.11.2012 đã lên tiếng, do nhu cầu vô độ của Trung Quốc về gỗ, là tác nhân thúc đẩy tệ nạn buôn lậu gỗ trên toàn cầu gia tăng, khiến diện tích rừng ở châu Á và châu Phi ngày càng bị thu hẹp.


Trung Quốc-nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới, hiện là nhà nhập khẩu, tiêu thụ gỗ và các sản phẩm từ gỗ lớn nhất thế giới. Do nguồn cung nội địa ít, Trung Quốc đã chuyển hướng sang các quốc gia khác nhằm bù đắp cho sự thiếu hụt này.


 Trung Quốc tiêu thụ gỗ lậu lớn nhất thế giới

Trong một báo cáo của EIA mang tên “Cơn khát là nguồn cơn của sự hủy diệt: Nạn buôn lậu gỗ của Trung Quốc” đã khẳng định, Trung Quốc là nước nhập khẩu gỗ lậu lớn nhất thế giới, với kim ngạch nhập khẩu lên tới 4 tỉ USD/năm. Báo cáo ước tính, trong tổng lượng gỗ nhập khẩu năm 2011 của Trung Quốc, gỗ nhập lậu chiếm 10%, tức khoảng 18,5 triệu mét khối, trị giá 3,7 tỉ USD. Lượng gỗ này đủ để lấp đầy sáu lần diện tích Sân vận động Olympic ở Bắc Kinh. Còn theo tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol), tổng giá trị gỗ lậu bị buôn bán trên toàn cầu mỗi năm là hơn 30 tỉ USD.

Cũng theo điều tra của một tổ chức môi trường cho biết, nhu cầu vô độ về gỗ nhằm cung cấp cho các nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu và thỏa mãn tiêu thụ nội địa của tầng lớp nhà giàu đã biến Trung Quốc thành trung tâm của nạn buôn bán gỗ lậu. Hiện nay, giới nhà giàu Trung Quốc đang rộ lên mốt chơi nội thất bằng gỗ quý hiếm, có trị giá lên tới hàng trăm nghìn dollar. Phần lớn những sản phẩm nội thất quý hiếm đắt tiền này có nguồn gốc từ gỗ lậu nhập lậu ở Campuchia, Lào, Thái Lan hay Madagascar. Do đó, các nước ở xa Trung Quốc như Mozambique ở châu Phi, quần đảo Solomon ở Nam Thái Bình Dương, đến các quốc gia gần hơn như Myanmar, Lào và các nước láng giềng khác của Trung Quốc đều đang rơi vào tình trạng chặt gỗ quý và các loại cây khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ của người Trung Quốc. EIA nhận thấy rằng, ở một số các quốc gia, người mua Trung Quốc đã bất chấp các thỏa thuận quốc tế trong ngăn chặn nạn buôn bán gỗ và xuất khẩu các loại gỗ quý bất hợp pháp bằng việc thưởng tiền và thông qua mạng lưới buôn lậu gỗ. “Hơn một nửa nguồn cung nguyên liệu gỗ hiện tại của Trung Quốc đến từ các nước có nguy cơ tàn phá rừng cao trong khi chính sách bảo vệ rừng kém” – EIA khẳng định. Ngược lại, diện tích che phủ rừng tại Trung Quốc đang tăng lên vì nước này ban hành luật bảo vệ rừng nghiêm ngặt và thực hiện nhiều chương trình tái trồng rừng.

EIA cũng cho biết việc các nhà buôn Trung Quốc đã thúc đẩy tội phạm, tham nhũng, bảo trợ cho hệ thống chính trị, chính sách quản lý rừng yếu kém ở những quốc gia cung ứng gỗ như thế nào, và trong khi những nước tiêu thụ gỗ lớn khác như Mỹ và Liên minh châu Âu đã tiến hành những biện pháp cấm khai thác gỗ bất hợp pháp nhưng Chính phủ Trung Quốc lại không có động thái nào để ngăn chặn nạn nhập khẩu gỗ tròn bất hợp pháp.

Theo ghi nhận của Interpol, Ngân hàng Thế giới và những tổ chức khác thì nhu cầu về gỗ của Trung Quốc đã thổi bùng lên xung đột tại Miến Điện, Campuchia, Papua New Guinea và một số vùng ở châu Phi, đồng thời cũng đang đe dọa các khu rừng xa xôi ở nước ngoài như Brazil, Tây Phi, In-đô-nê-xi-a và Viễn Đông của Nga.

Dựa trên các cuộc điều tra của riêng mình, kết hợp với phân tích dữ liệu của Liên Hiệp Quốc và các cơ quan Trung Quốc, báo cáo của EIA đã bổ sung gỗ vào danh sách các nguyên liệu mà Trung Quốc có nhu cầu tiêu thụ và đang khiến thế giới thay đổi.

Nhu cầu về gỗ của Trung Quốc gia tăng do sự phát triển nóng của quốc gia này trong 15 năm qua và nền kinh tế phát triển nhanh của Trung Quốc vẫn tiếp tục thúc đẩy cơn khát gỗ xây dựng, điều này khiến các nước gặp khó khăn trong việc bảo vệ nguồn gỗ quý, đa dạng sinh học. Để giải quyết những vấn đề về môi trường, Trung Quốc cần quản lý chặt chẽ hơn về gỗ tròn và xây dựng kế hoạch trồng rừng với quy mô lớn - EIA khuyến cáo.

Các cơ quan hữu quan của Trung Quốc đã từ chối đưa ra bình luận ban đầu về báo cáo trên.

Cách phối hợp màu sơn cùng đồ gỗ nội thất




Khi cầm bảng màu sơn tường (hay quạt màu sơn), đa phần mọi người đều hoa mắt bởi những sắc màu phong phú, đa dạng. Nhìn ở đó, màu nào cũng thấy đẹp. Nếu không phải là dân trong nghề thì từ hoa mắt đến… lạc lối là khoảng cách rất gần. Màu sơn chỉ là màu sơn, nó không bao giờ đứng riêng một mình trong không gian, nó liên quan đến đồ đạc nội thất. Màu sơn đẹp, chính là màu sơn hài hoà được với đồ đạc nội thất, làm tôn lẫn nhau cho đẹp lên.


 Cách phối hợp màu sơn cùng đồ gỗ nội thất


Định hình cho không gian cùng màu sắc
Sơn tường là một trong những công đoạn hoàn thiện cuối cùng của quá trình thi công xây dựng. Công việc này dễ thấy, trực quan và không đòi hỏi kỹ thuật cao nên thường các chủ nhà hay tự cho mình “quyền” được lựa chọn màu sơn, cách sơn (trên các mảng, khối tường). Theo đó, việc sơn tường là một việc tất yếu, dễ dàng và không liên quan đến các nội dung khác. Cứ sơn tường xong (theo màu ưa thích đã) rồi sẽ… tính sau; sẽ kê đồ vào sau. Nhưng thử hỏi: Đồ nội thất như thế nào, hiện đang có đồ gì, định dùng đồ gì, màu sắc chất liệu ra sao; trong những thứ đồ đạc đó, thứ nào là chủ đạo… thì chắc cũng rất nhiều người ú ớ không trả lời được.

Đó là một sai lầm vẫn thường thấy trong công đoạn sơn tường khi không tính đến mối quan hệ với đồ đạc nội thất trong nhà. Thậm chí ngay cả kiến trúc sư cũng có lỗi một phần khi chỉ định màu mình thích hoặc theo một ý đồ nào đó, mà không biết chủ nhà đang ngấm ngầm với “style” đồ nội thất không phù hợp. Ở đây chưa nói chuyện cái nào xấu cái nào đẹp, như thế nào là xấu – đẹp; mà là sự cần thiết để đi tới sự phối hợp hài hoà – điều này có những nguyên tắc nhất định. Không ít trường hợp kiến trúc sư đưa ra những giải pháp màu “mạnh”, “nóng” (kết hợp cùng các hình khối đường nét kiến trúc – nội thất) theo lối hiện đại; nhưng chủ nhà lại đưa vào những đồ nội thất kiểu cổ điển. Và kết quả là một sự tréo ngoe, khập khiễng về mặt thẩm mỹ và thị giác. Hoặc có những trường hợp màu đồ và màu tường lại “đá” nhau, cũng xuất phát từ sự thiếu trao đổi thông tin, thiếu sự chuẩn bị và không có sự định hình cần thiết trước cho không gian.


 Cách phối hợp màu sơn cùng đồ gỗ nội thất


Tất nhiên có thể có nhiều cách làm. Có thể sơn tường trước rồi chọn đồ, đặt đồ phù hợp với màu tường; cũng có thể chuẩn bị, dự trù sẵn đồ đạc (kiểu dáng, chất liệu, màu sắc) rồi căn cứ vào đó chọn màu sơn tường. Cũng có những trường hợp xây nhà mới dùng lại nhiều đồ cũ, và có thể chúng “vênh” nhau; vậy thì hãy chọn thứ nào là chủ đạo, sẽ tiếp tục dùng lâu dài để căn cứ vào đó chọn màu sơn cho tường. Trong trường hợp định mua đồ mới, thì hãy tham khảo trước chủng loại đồ hiện đang có trên thị trường (nhất là màu sắc) để sơn tường cho phù hợp.

Thực tế, trong một không gian thường có rất nhiều màu. Ngoài đồ đạc nội thất gỗ như giường, tủ, bàn, ghế… có thể tương đồng màu và thường bằng gỗ; thì còn có rất nhiều thứ khác có màu khác như cửa, mành rèm, thảm, chăn ga, khăn trải bàn, tranh ảnh, các đồ điện tử gia dụng… Vì vậy, trong một không gian bình thường, nếu không phải là phòng giải trí thì không nên sử dụng quá nhiều màu. Chỉ nên chọn không quá hai màu: một màu nền và một màu nhấn tại vị trí cần thiết. Màu nền cần thiết phải là màu sáng để tăng hệ số chiếu sáng cho không gian. Trong nhà ở, màu tường trắng (hoặc các màu gần trắng) và vàng nhạt là những màu phổ biến và được ưa chuộng, dễ đi với các màu sơn tường khác cũng như với các đồ nội thất. Màu nền tường sáng còn giúp làm nổi bật những thứ đồ đạc khác, ví dụ như một bộ sofa trong phòng khách.


Myanmar có thể sẽ ngừng xuất khẩu gỗ



Ủy ban bảo tồn môi trường và tài nguyên thiên nhiên của Myanmar kêu gọi dừng xuất khẩu gỗ ra nước ngoài, bởi hiện tại độ che phủ rừng của Myanmar giảm xuống chỉ còn tổng diện tích của đất nước.

Tổng diện tích rừng bao phủ của Myanmar từ triểu đại Konbaung chiếm tới 70% tổng diện tích đất nước, giảm xuống còn 57& vào năm 1962, giảm xuống còn 51% vào năm 2005, đến năm 2008 giảm xuống còn 24%.

Myanmar có thể sẽ ngừng xuất khẩu gỗ
 
Tỷ lệ suy yếu rừng hàng năm chỉ là 0,64% trong giai đoạn từ năm 1975 đến 1989. Nhưng đến giữa năm 1989 và 1998 đã tăng lên 1,2%. Các nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm rừng là do chặt phá rừng quá nhiều, tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp, ít trồng mới lại rừng, không thay đổi hệ thống canh tác, tăng cường việc sử dụng gỗ làm củi. Do xuất khẩu gỗ hợp pháp và bất hợp pháp quá nhiều, nên không đủ gỗ nguyên liệu dùng cho sản xuất trong nước để tạo ra các sản phẩm gỗ hoàn chỉnh.

Chính vì vậy để đối phó với việc bảo tồn rừng, tránh cạn kiệt rừng thì Myanmar sẽ ngừng xuất khẩu gỗ hoàn toàn.

Trong năm 2008 – 2009 Myanmar xuất khẩu gỗ thành phẩm lên đến 453 triệu USD. Đến năm 2011-2012 xuất khẩu gỗ thành phẩm lên đến 642 triệu USD. Hàng năm Myanmar sản xuất gỗ tếch gần 283 nghìn m3, gỗ cứng gần 2 triệu m3. Các sản phẩm rừng từ Myanmar thì ½  thuộc sở hữu của khu vực tư nhân. 

Myanmar là một thị trường xuất khẩu gỗ tếch lớn nhất thế giới. Myanmar xuất khẩu gỗ tếch chủ yếu tới một số thị trường chính như: Ấn Độ, Trung Quốc, banladesh, Thái Lan và Malaysia. 

( Nguồn: Bộ Công Thương )