Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Cách nhận định đồ gỗ



Hầu như mọi loại gỗ đều có thể sử dụng để sản xuất đồ nội thất, nhưng chỉ một vài loại được ưa chuộng vì có vẻ đẹp, sự bền vững, và khả năng gia công. Trước năm 1900, đa số đồ nội thất được làm từ những loại gỗ sau: gỗ óc chó, gỗ sồi, gụ, gỗ hồng, gỗ cây ăn quả, gỗ dán và ván lạng từ những loại quý hiếm thông dụng. Đồ nội thất của Hoa Kì phụ thuộc vào nguồn gỗ địa phương nên đa số được sản xuất từ gỗ thích, gỗ sồi, gỗ óc chó, gỗ bạch dương, gỗ anh đào và gỗ thông. Khi đó, các loại gỗ ưa chuộng trong ngành nội thất đều rất dồi dào nên loại gỗ xấu hơn hoặc kém chất lượng hơn chỉ được dùng làm thành phần ẩn bên trong sản phẩm. Đó là lý do tất cả đồ gỗ nội thất sản xuất trước năm 1900 đều có giá trị rất cao.




 Cây gỗ óc chó

Khi mà các loại gỗ quý trở nên khan hiếm và đắt đỏ, những nguyên liệu có bề dày truyền thống vô cùng khó kiếm, thì đồ nội thất chủ yếu được chế tạo từ gỗ thường. Hầu hết sản phẩm nội thất ngày nay làm từ gỗ tần bì, gỗ thông, cây bạch đàn, cây dương, linh sam và sử dụng gỗ rẻ tiền làm thành phần ẩn bên trong sản phẩm. Những loại gỗ quý thường được kết hợp với loại gỗ thông dụng hơn và chỉ được dùng để sản xuất mặt hàng nội thất cực kỳ cao cấp.

Rèn luyện khả năng nhận diện loại gỗ gia công sản phẩm nội thất có thể giúp bạn xác định giá trị thực của chúng. Nhận diện gỗ đôi khi trở thành nhân tố quyết định trong khâu lựa chọn nguyên liệu gia công. Khả năng này mở ra cơ hội tận dụng những loại đồ nội thất lỗi thời, ví dụ như ta có thể tái tạo một món hàng nội thất đáng giá từ loại tủ đã cũ nhưng được sản xuất bằng loại gỗ quý hiếm đối với thời đại ngày nay. Trong chuyên mục này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra nguyên liệu thành phần của đồ gỗ nội thất và những chi tiết dễ nhận biết giúp bạn phân biệt các loại gỗ tạo thành sản phẩm.

Đặc điểm
Độ cứng: Cách đơn giản nhất để mô tả một mảnh gỗ là cho biết nó thuộc dạng gỗ mềm hay gỗ cứng nhưng cách diễn tả này có thể gây lầm lẫn bởi vì không phải mọi loại gỗ cứng đều cứng hay mọi loại gỗ mềm đều mềm. Phân loại mềm hay cứng là một lĩnh vực thuộc thực vật học với định nghĩa như sau: Gỗ cứng thuộc dòng cây ra hoa và gỗ mềm thuộc dòng cây lá kim. Mặc dù hầu như các loại cây gỗ cứng đều cứng hơn loại gỗ mềm nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ.

Nhìn chung, họ gỗ cứng có giá trị cao hơn họ gỗ mềm bởi vì chúng hiếm có hơn. Nhưng họ gỗ mềm lại có lợi thế cạnh tranh vì giá thành rẻ. Ngoài ra, biện pháp xác định gỗ thiết thực hơn nữa chính là xem xét màu sắc và thớ gỗ.


 Gỗ sồi xẻ sấy

Màu sắc và thớ gỗ: Cấu trúc tế bào của mỗi loại cây thường khác biệt với nhau và gây ra sự khác biệt giữa các thớ gỗ. Gỗ cứng có tế bào hình ống gọi là mạch ống với những lỗ nhỏ có thể nhìn thấy trên bề mặt gỗ. Nếu những tế bào này lớn thì cấu trúc của gỗ sẽ hơi thô ráp hoặc tơi, do đó cần có chất trám để làm nhẵn bề mặt. Nếu tế bào nhỏ thì cấu trúc của gỗ sẽ nhẵn; những loại gỗ này được mô tả là loại hạt mịn, không cần phải trám. Gỗ sồi, gỗ óc chó, gỗ tần bì, gụ, gỗ hồng, và gỗ tếch đều là những loại gỗ tơi còn gỗ dẻ, gỗ bạch dương, gỗ thích, gỗ anh đào, gỗ satin, gỗ bạch đàn và gỗ cây dương là loại hạt mịn. Gỗ mềm không có tế bào mạch ống nhưng để phục vụ nhu cầu thực tiễn thì người ta không chọn theo độ cứng mà theo tiêu chuẩn hạt mịn.

Mọi loại cây đều có vòng tuổi thường niên tạo nên sự thay đổi của các tế bào theo từng mùa phát triển. Các dạng và quy luật sắp xếp của tế bào sẽ quyết định vẻ ngoài của gỗ. Có những loại gỗ mang thớ dịu và mịn, có những loại gỗ thớ thẳng, thớ vân, thớ xoáy, lượn sóng hoặc xoắn, luợn lăn tăn, thớ có mắt, và có hiệu ứng nhiều màu sắc. Các màu sắc có thể là trắng và vàng nhạt cho đến đỏ, tím và đen. Mỗi loại có màu sắc và thớ gỗ đặc thù và mặc dù mỗi cái cây đều có nét riêng khác biệt thì tất cả những đặc điểm trên đều có thể dùng để nhận diện loại gỗ.

 
Nội thất gỗ tần bì
 
Gỗ sản xuất đồ nội thất có thể được lựa chọn hoặc mang giá trị cao tùy vào màu sắc và thớ gỗ. Gỗ cứng thường có thớ đặc hơn và cấu trúc tốt hơn gỗ mềm có những loại không chỉ có thớ gỗ đặc mà còn có màu sắc và cấu trúc đẹp. Gỗ có cấu trúc đặc biệt thường giá trị hơn những loại gỗ có cấu trúc dịu nhẹ hoặc không đặc biệt, và những loại gỗ có thớ kém hơn thì thường được nhuộm màu để làm đẹp thêm. Đó là lý do tại sao những loại gỗ làm nên đồ nội thất thành phẩm ngày xưa cần được tháo ra để xác định thành phần gỗ một cách chắc chắn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét